Các câu hỏi thường gặp

1. Đối tượng vay vốn của chương trình là ai?

  • Là doanh nghiệp vừa và nhỏ (có nhiều hơn 2 và ít hơn 30 lao động).
  • Doanh nghiệp cần vốn vay Thriive để mua máy móc mở rộng hoạt động sản xuất.
  • Người đăng ký tham gia chương trình phải là chủ sở hữu chính và nắm quyền quyết định trong doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp đã hoạt động ít nhất 1 năm có lãi tính đến thời gian nộp hồ sơ.
  • Doanh nghiệp nằm trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận trong bán kính 70 km.

2. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ của chương trình là gì?

  • Doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng tốt nhờ sự hỗ trợ của vốn vay Thriive.
  • Doanh nghiệp tạo thêm nhiều việc làm mới, ổn định cho người lao động.
  • Doanh nghiệp có kế hoạch hoàn trả vốn vay ý nghĩa, giúp giảm nghèo cho cộng đồng.

3. Thời gian hoàn trả vốn là bao lâu?

Các hoạt động hoàn trả vốn vay có thể thực hiện hàng quý hoặc 6 tháng một lần trong vòng 02 năm từ khi bắt đầu được nhận giải ngân. Doanh nghiệp không được hoàn trả vốn trong thời gian ngắn hơn 01 năm tham gia chương trình.

4. Tại sao việc trả nợ phải kéo dài từ 1 năm đến 2 năm?

Việc trả nợ cần kéo dài ít nhất 1 năm để Thriive có thể nhìn thấy được rõ hơn những tác động tích cực mà việc trả nợ mang đến cho cộng đồng. Thời gian trả nợ giới hạn trong 2 năm để doanh nghiệp ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với việc trả nợ.

5. Vốn vay Thriive có thể được hoàn trả bằng các hình thức nào?

Doanh nghiệp không trả vốn vay Thriive bằng tiền mặt mà bằng cách đào tạo nghề và/hoặc cung cấp miễn phí sản phẩm/dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp cho người yếu thế trong cộng đồng.

Sản phẩm, dịch vụ phải có ý nghĩa giảm nghèo bền vững cho đối tượng yếu thế.
Đào tạo nghề phải hướng đến đối tượng nghèo, không có việc làm và đảm bảo học viên tìm được việc sau khi kết thúc khóa học.

6. Doanh nghiệp có thể trả nợ bằng hình thức tiền mặt?

Không- Doanh nghiệp bắt buộc phải trả vốn vay, dịch vụ hoặc đào tạo nghề. Vì việc trả nợ bằng sản phẩm, dịch vụ, khóa đào tạo nghề của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí, một phần giúp mở rộng thị trường cho chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc trả nợ cũng thể hiện giá trị hỗ trợ cộng đồng bằng chính những nguồn lực của doanh nghiệp.

7. Doanh nghiệp có thể mua sản phẩm/dịch vụ trên thị trường để trả vốn vay không? Doanh nghiệp có thể đào tạo nghề khác với ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không?

Không – Doanh nghiệp phải trả vốn vay bằng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình và đào tạo nghề trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Vì việc doanh nghiệp mua sản phẩm/ dịch vụ trên thị trường hoặc đào tạo ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không khác nhiều so với việc doanh nghiệp trả nợ bằng tiền mặt.

8. Ai là người xác định địa điểm và đối tượng trả vốn vay của doanh nghiệp?

Địa điểm và đối tượng người nhận sản phẩm/dịch vụ/khóa đào tạo nghề do doanh nghiệp tìm hiểu và đề xuất, được CEDS phê duyệt. Khi tiến hành trả vốn, doanh nghiệp cần email báo cáo địa điểm, thời gian cụ thể của từng đợt hoàn trả vốn ít nhất 02 tuần trước khi diễn ra sự kiện và phải được CEDS kiểm tra đối tượng hưởng lợi có phù hợp hay không.

9. Quy trình tuyển chọn doanh nghiệp năm 2018 diễn ra như thế nào?

  • Vòng 1: Tuyển chọn hồ sơ. Doanh nghiệp theo dõi thông tin trên fanpage www.facebook.com/Thriive.HanoiVietnam/, nộp hồ sơ bản mềm theo hướng dẫn.
  • Vòng 2: Thăm phỏng vấn tại doanh nghiệp lần 1
  • Vòng 3: Thăm phỏng vấn tại doanh nghiệp lần 2 và tuyển chọn danh sách cuối cùng.

10. Hồ sơ đăng ký bao gồm những giấy tờ gì?

  • Vòng 1: Bản đăng ký của doanh nghiệp theo mẫu tại trực tiếp tại: bit.ly/Thriive2018. Doanh nghiệp nộp bản mềm bản đăng ký vào địa chỉ email: thriive.hanoi2018@gmail.com.
  • Vòng 2: Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng), CMT chủ doanh nghiệp (bản sao công chứng), Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, Giấy tờ tài sản đảm bảo (bản sao công chứng).
  • Vòng 3: Báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau đối với từng loại máy móc, thiết bị đề xuất.

11. Tại sao phải có tài sản đảm bảo? Doanh nghiệp có thể sử dụng gì làm tài sản đảm bảo?

Doanh nghiệp cần có tài sản đảm bảo để đảm bảo việc trả nợ đúng với kế hoạch được ban điều phối chấp thuận và đúng hạn quy định.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các giấy tờ gốc của các tài sản như sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng kí ô tô của mình hoặc mượn của người khác để làm tài sản đảm bảo.

Chi phí gửi giữ giấy tờ tài sản đảm bảo trong 2 năm sẽ do chương trình Thriive chi trả. Sau 2 năm, nếu vẫn chưa hoàn thành việc hoàn trả vốn vay, doanh nghiệp tự chi trả chi phí này. Giấy tờ sẽ được lưu trữ tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Thạch Thất.